Thực trạng và xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam

Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam

Chuyển đổi số hiện nay đang từng bước thay đổi thế giới kinh doanh, không chỉ thay đổi cách doanh nghiệp được nhìn nhận mà còn thay đổi cả cách tổ chức hoạt động. Với mỗi một doanh nghiệp, quá trình chuyển đổi số sẽ diễn ra với lộ trình khác nhau. Cơ bản, đó là quá trình áp dụng các công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT),… Từ đó, dẫn đến những thay đổi cơ bản đối với cách doanh nghiệp hoạt động và cách họ cung cấp giá trị cho khách hàng, hướng tới mục tiêu tối ưu hóa bộ máy quản lý doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận và đưa tới nhiều cơ hội phát triển mới cho công ty.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đang diễn ra trên quy mô lớn và với tốc độ nhanh chóng.
Chuyển đổi số cơ bản có thể chia làm các loại sau:
  • Chuyển đổi số trong xã hội
  • Chuyển đổi số doanh nghiệp
  • Chuyển đổi số cơ quan nhà nước
  • Chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực
Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay
Theo khảo sát của Tập đoàn Công nghệ IBM, đại dịch COVID-19 góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số lên 5 năm. Điều này chứng tỏ ‘sức nóng’ của chuyển đổi số mà thành tựu của nó là những tiến bộ khoa học kỹ thuật nổi bật. Một vài xu hướng chuyển đổi số có thể kể đến như:
Internet và 5G phủ sóng mạnh mẽ (IoT)

Internet vạn vật và 5G mang đến những thay đổi có tính bước ngoặt trong hoạt động kinh doanh
Trong tương lai gần, mạng 5G sẽ thay thế 3G, 4G. Trong hoạt động kinh doanh, việc ứng dụng Internet và 5G sẽ được đặc biệt đẩy mạnh. Xu hướng chuyển đổi này đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công. 
Công nghệ 5G cung cấp các kết nối tốc độ cao với độ trễ thấp, mức độ an toàn cao. Công nghệ 5G cho phép doanh nghiệp loại bỏ kết nối vật lý, truyền phát nội dung cấu hình cao trong thời gian thực. Ngoài ra công nghệ này cũng tạo ra những trải nghiệm giải trí vô cùng sống động như chơi game trên đám mây và thực tế ảo VR. 
IoT và 5G hứa hẹn tạo ra những thay đổi trong trải nghiệm người dùng, ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống như sức khỏe, giao thông, sản xuất, thành phố thông minh, truyền thông, giải trí, năng lượng…

Bảo mật dữ liệu và an ninh mạng được quan tâm hơn

Bảo mật và an ninh mang được quan tâm đặc biệt từ sau đại dịch COVID-19 
Kể từ trong và sau đại dịch COVID-19, con người đã dần làm quen và bắt kịp xu hướng làm việc từ xa (Work from home) hay làm việc kết hợp (Hybrid working). Điều này mang đến những thuận lợi nhất định cho tổ chức trong vận hành song cũng khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ bị rò rỉ thông tin trên Internet. 
Tại Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp đang dần quan tâm đến các giải pháp công nghệ đảm bảo an ninh thông tin. Hiện nay, khi thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ sử dụng dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để tránh trường hợp bị lộ thông tin và phòng rủi ro an ninh mạng xảy ra. 
Trong công cuộc phòng chống, ngăn chặn rủi ro an ninh mạng thì hai công nghệ trên được sử dụng nhiều nhất bởi dung lượng cao, tốc độ xử lý nhanh, sai số thấp, đảm bảo hỗ trợ cho doanh nghiệp có số lượng dữ liệu lớn và những doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu hụt nhân lực trong công tác chuyển đổi số.

Điện toán đám mây (Cloud Computing)

Điện toán đám mây giúp hoạt động vận hành của doanh nghiệp hiệu quả hơn trong kỷ nguyên 4.0
Điện toán đám mây (Cloud Computing) là khái niệm không còn xa lạ với doanh nghiệp trong thời kỳ 4.0. Đây là mô hình hiện đại, cho phép doanh nghiệp lưu trữ, quản lý dữ liệu, khôi phục dữ liệu khi gặp sự cố. Ngoài ra, công nghệ Cloud này cho phép người dùng phân tích và khai thác thông tin dựa trên nền tảng Internet. Từ đó, xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp trên điện toán đám mây trở nên sôi nổi hơn. 
Tự động hóa trong kinh doanh
 
Xu hướng tự động hóa trong kinh doanh là chiến lược dài hạn của nhiều doanh nghiệp trong thời đại số
Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp theo hướng kinh doanh một cách tự động hóa (còn gọi là BPA) là việc sử dụng phần mềm số kết nối với các cổng thông tin của doanh nghiệp để điều khiển tự động nhiều bước công việc trùng lặp nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng công ty. 
Xu hướng chuyển đổi số theo phương pháp này khá phức tạp và cần được triển khai trong thời gian dài để tự động hóa quy trình làm việc nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra, cải thiện hiệu năng làm việc, và mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng. 
Hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số toàn diện đến từ BizApps
Nhận thấy thực trạng và xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp nếu triển khai chuyển đổi số toàn diện trong 5 đến 10 năm tới, BizApps đã nghiên cứu và phát triển hoàn thiện hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số lấy dữ liệu làm trung tâmNhận thấy thực trạng và xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp nếu triển khai chuyển đổi số toàn diện trong 5 đến 10 năm tới, BizApps đã nghiên cứu và phát triển hoàn thiện hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số lấy dữ liệu làm trung tâm
Gọi ngay cho chúng tôi
0869233290