Thuật ngữ

Kho

Trong Phần mềm, kho là một địa điểm lưu trữ sản phẩm. Có thể là kho thực tế hoặc kho ảo. Nó có thể là nơi lưu trữ hoặc một kho chứa.

Địa điểm

Địa điểm được sử dụng để tổ chức một khu vực lưu trữ trong kho. Ngoài các địa điểm kho nội bộ (kho), Phần mềm còn có các địa điểm dành cho nhà cung cấp, khách hàng, và địa điểm ảo…

Lô 

Lô là một loạt các sản phẩm được xác định bằng một mã barcode hoặc số seri đặc trưng. Tất cả các mặt hàng cùng lô đều từ cùng một loại sản phẩm (ví dụ: lô 24 chai nhựa). Thường thì lô được đưa vào từ 1 loạt lệnh sản xuất hoặc 1 loạt cung ứng.

Số seri

Một số seri là một đặc trưng để xác định 1 sản phẩm riêng biệt. Về mặt kỹ thuật, số seri tương tự như việc có 1 số lô cho từng sản phẩm riêng.

Đơn vị đo

Quy định cách thể hiện số lượng sản phẩm. Mét, Pounds, kiện 24, Kg… đơn vị đo thuộc cùng một phân loại (ví dụ như kích thước) có thể chuyển đổi qua lại (m,cm, mm) thông qua một tỉ lệ quy đổi nhất định)

Hàng để dùng

Một sản phẩm mà bạn không muốn quản lý mức độ tồn kho (không cần số lượng hàng tồn hay số lượng dự kiến sắp tới) nhưng bạn có thể nhận hoặc giao các mặt hàng này. Khi cần đến các mặt hàng này thì Phần mềm giả định rằng trong kho luôn luôn trữ sẵn.

Hàng lưu kho

Hàng hóa mà bạn muốn quản lý mức độ tồn kho.

Kiện hàng hóa

Một kiện hàng hóa chứa nhiều sản phẩm (xác định qua số seri/lô hoặc không cần). Ví dụ: một thùng hàng gồm dao và nĩa.

Lệnh cung ứng

Cung ứng là yêu cầu cụ thể về một số lượng sản phẩm cho một địa điểm nào đó. Cung ứng được tự động tạo ra từ các chứng từ khác như: Đơn bán hàng, quy tắc tồn kho tối thiểu, quy tắc cung ứng . Bạn cũng có thể tạo lệnh cung ứng thủ công. Khi mua hàng được tạo ra tự động thì bạn nên chú ý các trường hợp ngoại lệ (ví dụ như: mua một mặt hàng từ nhà cung cấp, nhưng không xác định trước nhà cung cấp cho mặt hàng này)

Quy tắc xử lý kho

Quy định luồng đi của hàng hóa, có thể áp dụng hoặc không và tùy theo sản phẩm, dòng chi tiết đơn mua hàng, và kho… để hoàn tất cung ứng, hệ thống sẽ tìm kiếm các quy tắc xử lý kho được xác định cho các sản phẩm hoặc đơn bán hàng liên quan.

Quy tắc đẩy

Quy tắc đẩy được kích hoạt khi hàng hóa được nhập về một địa điểm cụ thể. Chúng tự động dịch chuyển sản phẩm đến một địa điểm mới. Quy tắc xử lý kho đang áp dụng hiện tại sẽ quyết định có sử dụng quy tắc đẩy hay không.

Quy tắc thu mua

Mô tả quy tắc mua hàng cho một địa điểm cụ thể. Ví dụ: hàng hóa đến từ đâu (địa điểm xuất) và thu mua này là MTO(TCT) hay MTS (TTK): TCT = theo chứng từ, TTK = theo tồn kho

Dịch chuyển kho

Thể hiện cho sự dịch chuyển của hàng hóa và nguyên vật liệu giữa các địa điểm kho.

Tồn kho dự kiến

Số lượng sản phẩm có thể bán tại một kho hoặc địa điểm cụ thể. Chúng xác định mức kho hiện tại - Đơn giao hàng sắp tới + các đợt hàng gần về + các đơn vị được sản xuất trong thời gian sắp tới.

Quy tắc tồn kho

Quy định các điều kiện để Phần mềm tự động xuất yêu cầu cung ứng (mua theo nhà cung cấp hoặc tiến hành lập lệnh sản xuất tương ứng). Tính năng này tự động chạy khi số lượng tồn kho dự kiến chạm mức tồn kho tối thiểu.

Cross-Dock

Là một ứng dụng thực tế  trong chuỗi cung ứng luân chuyển hàng hóa từ các phương tiện vận chuyển như xe tải chở hàng hoặc các toa tàu nhập hàng thẳng tới các phương tiện giao hàng mà không thông qua việc lưu trữ (không nhập về kho, trực tiếp từ lúc mới nhập hàng đến khu đóng gói)

Vận chuyển hàng không qua lưu kho

Dịch chuyển hàng hóa trực tiếp từ nhà cung cấp đến khách hàng (người bán lẻ hoặc nhà phân phối) mà không cần qua các kênh phân phối thông thường. Sản phẩm được chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp đến khách hàng mà không cần qua kho.

Chiến lược xuất kho

Chiến lược dùng để lựa chọn sản phẩm để xuất đi cho một địa điểm cụ thể. Ví dụ như: FIFO, LIFO, FEFO.

Chiến lược nhập hàng

Dùng để quyết định địa điểm được thiết lập cho một sản phẩm cụ thể. (Ví dụ: cáp sẽ về khu 3, kho A)

Bỏ hàng hư hỏng

Là một sản phẩm bị hư hại hoặc hết hạn. Bỏ hàng hư hỏng sẽ đem hàng đó ra khỏi kho.


Gọi ngay cho chúng tôi
0869233290